Hành kinh là dấu hiệu báo hiệu bạn gái đến tuổi
dậy thì. Độ tuổi thường gặp khi bắt đầu hành kinh là 12. Và muộn nhất là 18 tuổi.
Đây cũng là dấu hiệu của bạn gái hoàn toàn khỏe mạnh. Mỗi tháng hành kinh sẽ xuất hiện 1 lần gọi là chu kì kinh nguyệt.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản về hành kinh và cách
tính chu kỳ kinh nguyệt.
Quá trình hình thành hành kinh?
Hành kinh hay còn gọi
là kinh nguyệt là sự chảy máu sau khi trứng rụng nhưng không được thụ tinh. Mỗi
tháng hành kinh sẽ xuất hiện 1 lần gọi là chu kì kinh nguyệt.
Trứng sau khi rụng sẽ đi qua một ống dẫn trứng về phía tử
cung. Khi đi qua ống dẫn trứng thì niêm mạc tử cung xốp, mềm tiếp tục dày
lên trong tử cung. Nếu trứng được thụ tinh thì sẽ ở đây để thời kỳ mang thai bắt
đầu. Còn nếu không được thụ tinh, niêm mạc này sẽ bị bong ra kèm theo là máu và
các tế bào tử cung gọi là kinh nguyệt.
Có hành kinh chứng tỏ bạn gái không mang thai( một số trường
hợp ngoại lệ có hiện tượng hành kinh trong giai đoạn đầu của thai kỳ). Khi đến
tháng mà bạn gái không xuất hiện kinh nguyệt thì khả năng đầu tiên là đã có
thai.
Khi đến tuổi 45-55 phụ nữ sẽ không còn quá trình rụng trứng
nữa hay không thấy còn hành kinh nữa . Người ta gọi là mãn kinh.
Máu hành kinh gồm những gì?
Máu kinh là một chất dịch màu đỏ thẫm là hỗn hợp gồm 50%
là máu và những chất nhầy là mảng tróc ra của niêm mạc tử cung( những cục
máu đông). Máu hành kinh không bị đông, những cục máu đông là mảng tróc của
niêm mạc tử cung.
Tại sao máu kinh lại không đông?
Máu kinh chảy ra không thể đông lại được vì nó đã đông rồi.
Khi chảy ra khỏi vách tử cung, máu nhanh chóng đông lại. Như thường lệ, chỉ một
thời gian ngắn sau khi đông, máu hóa lỏng và lại chảy tự do.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp tất cả những thay
đổi sinh lý lặp lại hàng tháng trong cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển
của hoocmon sinh dục.
Một chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên khi thấy kinh của
kỳ kinh đầu tiên đến ngày đầu tiên thấy kinh nguyệt của kỳ kinh tiếp theo. Một
chu kỳ hành kinh khoảng từ 25-35 ngày.
Một chu kỳ kinh nguyệt và cách tính ngày rụng trứng
Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 4 của vòng kinh 28 ngày: Estrogen
và Progesteron giảm. Các động mạch của niêm mạc tử cung xoắn co thắt, tạo các
huyết khối. Niêm mạc tử cung cũng thoái triển, hoại tử, bong ra và tan rã (lớp
xốp), sau kinh chỉ còn lớp đáy của niêm mạc tử cung và lại bắt đầu chu kỳ mới.
Từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh 28 ngày, nang
trứng trong buồng trứng phát triển, sản xuất ra Estrogen làm nồng dộ chất này
tăng trong máu. Dưới ảnh hưởng của Estrogen, niêm mạc tử cung tái tạo từ lớp
đáy, dày dần lên, các tuyến dài dần ra, xuất hiện động mạch xoắn.
Từ ngày 14 -15 của vòng kinh 28 ngày, Estrogen đạt mức cao
nhất, nang trứng vỡ, giải phóng tiểu noãn, phần còn lại của nang noãn hình
thành hoàng thể bắt đầu sản xuất ra Progesteron và Estrogen, niêm mạc tử cung
xuất hiện phản ứng màng rụng, tạo điều kiện cho trứng làm tổ. Niêm mạc bắt đầu
tiết chế, xung huyết cương tụ. Lúc này, niêm mạc tử cung rất giàu mạch máu.
Từ ngày 15 đến ngày 28 của vòng kinh 28 ngày: hoàng thể sản
xuất ra nhiều Progesteron và Estrogen, niêm mạc tử cung phát triển mạnh, các
tuyến cong queo, chế tiết nhiều chất nhầy chứa nhiều Glycogen, lớp đệm lỏng lẻo,
rất phù, nằm giữa lớp đặc và lớp nền. Giai đoạn này, niêm mạch tử cung dày tới
4-7mm. Nếu thụ thai, hoàng thể tiếp tục tồn tại. Nếu không thụ thai, hoàng thể
tồn tại trong vòng 14 ngày rồi thoái triển.
Tinh trùng sẽ kết hợp với tiểu noãn của trứng bằng cách xâm
nhập vào nang trứng ( trứng trưởng thành) hay gặp tiểu noãn ở bên ngoài nang trứng
(trứng đã vỡ). Do vậy:
- Có thể xác định ngày rụng trứng bằng cách tính thời điểm giữa của chu kỳ, thông thường rơi vào giữa ngày thứ 11 và 21.
- Ngày rụng trứng có thể là ngày 12 cho đến ngày 16 trước ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.
- Khả năng thụ thai thành công lớn là từ ngày 7 tới ngày 21 của chu kỳ kinh nguyệt
- Thời gian có khó thai nhất là trước hành kinh 7 ngày và sau hành kinh 7 ngày. Đây là cách tránh thai sinh lý , không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thực tế, không phải lúc nào, chu kỳ của bạn cũng là 28 ngày,
mà có thể chênh lệch hơn kém 1-3 ngày.
Một số dấu hiệu để bạn biết đựợc mình đang ở giai đoạn
nào của chu kỳ :
- Bạn sắp “bị” trong vài ngày tới: ngực căng tức, có thể hơi đau, mệt mỏi.
- Bạn đang ở giai đoạn sắp rụng trứng: Dịch âm đạo nhiều dần, từ trắng đục chuyển sang trong hơn.
- Thụ thai có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng tinh trùng, chất lượng trứng, tình trạng tử cung, các tuyến nội tiết tiết ra hoocmon nuôi thai phải tốt…….
- Trường hợp hoocmon ít , khó có thai, có thể dùng thuốc nội tiết để điều hòa nội tiết tố cân bằng.
Khi bạn gặp khó khăn trong vấn đề mang thai, bạn nên đến gặp
bác sĩ sản khoa (tốt nhất là bác sĩ chuyên về vô sinh, hiếm muộn) để có
những lời khuyên và cách điều trị tốt nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét